Công ước viên 1980 của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế

Công ước viên 1980 của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế

Các thành của Liên Hợp Quốc tiến hành xuất nhập khẩu hàng hóa đều tuân theo công ước chung của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế. Vậy cụ thể nội dung này như thế nào? Bạn có thể xem kĩ hơn trong bài viết dưới đây của Tài liệu Logistics để phục vụ cho nghiên cứu và công việc.

Công ước viên 1980 của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế

Mua bán hàng hóa quốc tế

Các nước thành viên của công ước này:

+ Coi trọng những mục tiêu tổng quát ghi trong các Nghị quyết về sự thành lập một nền trật tự kinh tế quốc tế mới mà Ðại hội đồng Liên hợp quốc đã chấp nhận trong khóa họp bất thường lần thứ sáu,

+ Cho rằng việc chấp nhận các quy tắc thống nhất điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có tính đến các hệ thống xã hội, kinh tế và pháp lý khác nhau thúc đẩy việc loại trừ các trở ngại pháp lý trong thương mại quốc tế và sẽ hỗ trợ cho việc phát triển thương mại quốc tế, đã thỏa thuận những điều sau:

Phần I: PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Chương I: PHẠM VI ÁP DỤNG

Ðiều 1:

  1. Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau. lớp học xuất nhập khẩu online
  2. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,
  3. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này.
  4. Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau không tính đến nếu sự kiện này không xuất phát từ hợp đồng, từ các mối quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký hợp đồng giữa các bên hoặc là từ việc trao đổi thông tin giữa các bên.
  5. Quốc tịch của các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính chất dân sự hay thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của Công ước này.

Ðiều 2:

Công ước này không áp dụng vào việc mua bán: ngành xuất nhập khẩu

  1. Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế.
  2. Bán đấu giá.
  3. Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật.
  4. Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ.
  5. Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí.
  6. Ðiện năng. học kế toán thực hành tại hà nội

Ðiều 3:

  1. Ðược coi là hợp đồng mua bán các hợp đồng cung cấp hàng hóa sẽ chế tạo hay sản xuất, nếu bên đặt hàng không có nghĩa vụ cung cấp phần lớn các nguyên liệu cần thiết cho việc chế tạo hay sản xuất hàng hóa đó.
  2. Công ước này không áp dụng cho các hợp đồng trong đó nghĩa vụ của bên giao hàng chủ yếu là phải thực hiện một công việc hoặc cung cấp một dịch vụ khác.

Ðiều 4:

Công ước này chỉ điều chỉnh việc ký kết hợp đồng mua bán và các quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đó. Trừ trường hợp có quy định khác được nêu trong Công ước, Công ước không liên quan tới:

  1. Tính hiệu lực của hợp đồng, hoặc bất cứ điều khoản nào của hợp đồng, hoặc bất kỳ tập quán nào.
  2. Hậu qủa mà hợp đồng có thể đối với quyền sở hữu các hàng hóa đã bán.

Ðiều 5:

Công ước này không áp dụng cho trách nhiệm của người bán trong trường hợp hàng của người bán gây thiệt hại về thân thể hoặc làm chết một người nào đó. học kế toán online

Ðiều 6:

Các bên có thể loại bỏ việc áp dụng Công ước này hoặc với điều kiện tuân thủ điều 12, có thể làm trái với bất cứ điều khoản nào của Công ước hay sửa đổi hiệu lực của các điều khoản đó.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *