FCA Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Cách Tính Giá FCA Chi Tiết

FCA Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Cách Tính Giá FCA Chi Tiết

Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, việc sử dụng các quy tắc, điều khoản và điều kiện thương mại là rất quan trọng để đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa được thông suốt và minh bạch. Cụ thể đó là Incoterms, một hệ thống các điều khoản trong thương mại quốc tế quy định các điều kiện giao hàng, trách nhiệm cụ thể của người bán và người mua, thời điểm chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán trong việc lựa chọn các điều kiện giao hàng này.

Trong đó điều kiện FCA (Free Carrier – Giao cho người chuyên chở) là một trong những điều kiện giao hàng phổ biến hơn được sử dụng trong vận chuyển quốc tế. Đây là điều kiện thương mại trong đó người bán chịu trách nhiệm đóng gói hàng hóa và chất lên phương tiện vận tải tại một địa điểm cụ thể, chẳng hạn như bến cảng hoặc kho người bán.

Cùng Tài liệu Logistics tìm hiểu chi tiết FCA là gì trong xuất nhập khẩu trong nội dung bài viết dưới đây

Contents

1. FCA trong xuất nhập khẩu là gì?

FCA là viết tắt của Free Carrier, có nghĩa là giao hàng cho người chuyên chở. Điều kiện này quy định rằng người xuất khẩu có trách nhiệm đóng gói hàng hóa và xếp hàng lên phương tiện vận tải tại địa điểm được chỉ định (chẳng hạn như cảng hoặc nhà xe của nhà vận chuyển).

Trong thương mại quốc tế, FCA được sử dụng phổ biến cho vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, đường hàng không, đường biển hoặc kết hợp nhiều phương thức vận tải khác nhau (vận tải đa phương thức).

2. Nội dung điều kiện FCA Incoterms 2020 và cách vận dụng

2.1. Về phương tiện vận tải

 Điều khoản FCA áp dụng cho tất cả các phương thức vận tải và vận tải đa phương thức (đường hàng không, đường bộ, đường thủy, đường biển, v.v.). 

2.2. Chuyển giao hàng hóa và rủi ro

FCA (Free Carrier) có nghĩa là sản phẩm có thể được giao đến tay người mua theo hai cách: 

  • Nếu địa điểm giao hàng là cơ sở của Bên bán thì hàng hóa sẽ được giao sau khi được xếp đầy đủ lên phương tiện vận tải do bên mua chỉ định để nhận hàng. 
  • Nếu địa điểm giao hàng không nằm tại cơ sở của Người bán thì Hàng hóa sẽ được giao sau khi hàng hóa nằm dưới quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc người khác do Người mua chỉ định, đặt trên phương tiện vận tải của Người bán và sẵn sàng được dỡ xuống tại nơi giao hàng 

Bất kể địa điểm giao hàng ở đâu thì rủi ro luôn được chuyển từ Người bán sang Người mua tại đó và kể từ thời điểm này, mọi chi phí đều do Người mua chịu.

2.3. Nơi giao hàng hoặc địa điểm giao hàng cụ thể 

Như đã đề cập, địa điểm giao hàng cũng là địa điểm chuyển giao rủi ro. Vì vậy, các bên phải chỉ định rõ ràng, cụ thể địa điểm giao hàng tại nơi giao hàng được chỉ định. Điều này cho phép người bán và người mua hiểu rõ chi phí và rủi ro mà cả hai bên phải gánh chịu. 

Nếu các bên không thống nhất được địa điểm giao hàng cụ thể tại nơi giao hàng chỉ định  nhưng có nhiều điểm giao hàng thì bên bán có thể lựa chọn địa điểm giao hàng phù hợp nhất.

2.4. Nghĩa vụ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu 

Điều khoản FCA yêu cầu người bán phải làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng hóa (nếu được yêu cầu). Tuy nhiên, người bán lại không có nghĩa vụ phải nộp thuế nhập khẩu hoặc thuế quá cảnh khi hàng hóa được vận chuyển qua nước thứ ba và không phải trả bất kỳ chi phí nào liên quan đến thuế nhập khẩu hoặc thủ tục hải quan nhập khẩu. 

2.5. Vận đơn có dấu on-board khi sử dụng điều kiện FCA 

FCA là điều kiện sử dụng cho tất cả các phương thức vận tải và vận tải đa phương thức. Tuy nhiên, FCA Incoterms 2020 có những thay đổi so với  FCA Incoterms 2010. Đặc biệt, FCA Incoterms 2020 đã bổ sung thêm yêu cầu người vận chuyển phải cấp vận đơn có đóng dấu on-board cho người bán nếu người mua yêu cầu điều này.

Trách nhiệm của người bán và người mua khi áp dụng điều kiện FCA

1. Nghĩa vụ về chi phí

Người bán chịu:

  • Mọi chi phí phát sinh cho đến khi hàng được giao cho người mua tại địa điểm và thời gian đã thoả thuận trong hợp đồng. 
  • Phí bằng chứng xác nhận hàng đã giao; 
  • Chi phí xin giấy phép xuất khẩu hoặc các chứng từ khác. 
  • Thuế và phí xuất khẩu.
  •  Phí phát sinh từ các rào cản về thuế quan hoặc phi thuế quan. 
  • Phí chuẩn bị và gửi bộ chứng từ cho người mua. 
  • Tất cả các chi phí liên quan đến việc kiểm soát hàng như kiểm soát chất lượng, cân đo, đo lường. 
  • Chi phí đóng gói, dán nhãn sản phẩm. 
  • Nếu địa điểm thỏa thuận không phải là kho của Bên bán thì có chi phí vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đó. 
  • Nếu địa điểm giao hàng là kho của người bán thì có chi phí bốc hàng lên xe của người mua.

Người mua chịu:

  • Thanh toán toàn bộ số tiền mua hàng hóa theo hợp đồng. 
  • Thuế và phí nhập khẩu, quá cảnh (nếu có). 
  • Cước vận chuyển và quá cảnh từ điểm nhận hàng đến điểm đích.
  • Nếu địa điểm giao hàng không phải là kho của Người bán thì có chi phí dỡ Hàng hóa từ xe của Người bán và xếp Hàng hóa lên phương tiện chuyên chở của Người mua. 
  • Chi phí phát sinh nếu sản phẩm bị mất hoặc hư hỏng sau khi nhận.
  • Chịu trách nhiệm về mọi khoản phí phát sinh nếu không nhận được hàng đúng hạn. 
  • Hoàn trả các chi phí do Bên bán thanh toán để hỗ trợ Bên mua vận chuyển Hàng hóa đến điểm đích của Bên mua. 
  • Chi phí mua bảo hiểm hàng hóa nếu cần thiết.

2. Trách nhiệm của các bên:

Trách nhiệm của người bán:

  • Người bán phải giao hàng cùng với hóa đơn thương mại và chứng từ hàng hóa. 
  • Chịu mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa cho đến khi hàng được hoàn thành đặt tại địa điểm và thời gian đã thỏa thuận.
  • Người bán không có nghĩa vụ ký kết hợp đồng vận chuyển hoặc thanh toán bất kỳ khoản phí nào. Tuy nhiên,nếu Bên mua yêu cầu, Bên bán phải cung cấp đầy đủ các tài liệu/thông tin cần thiết để Bên mua ký kết hợp đồng vận chuyển với hãng vận chuyển. 
  • Nếu có thỏa thuận trong hợp đồng thì bên bán phải ký hợp đồng vận chuyển. 
  • Người bán không có nghĩa vụ phải bảo hiểm cho lô hàng nhưng có trách nhiệm hỗ trợ người mua mua bảo hiểm nếu họ cần.
  •  Bằng chứng về việc giao hàng và chứng từ vận chuyển nếu người bán ký hợp đồng vận chuyển. 
  • Thực hiện các thủ tục thông quan và chịu chi phí thông quan xuất khẩu (giấy phép, an ninh, kiểm tra, v.v.). 
  • Hỗ trợ người mua làm thủ tục hải quan nhập khẩu. 
  • Người bán phải kiểm soát số lượng, nhãn hiệu, trọng lượng, bao bì sản phẩm của mình theo tiêu chuẩn. 
  • Thông báo cho người bán biết hàng đã được giao cho người vận chuyển hay chưa.

Trách nhiệm của người mua

  • Thanh toán tiền hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng. 
  • Người mua nhận hàng vào thời gian và địa điểm đã thỏa thuận.
  •  Kể từ thời điểm giao hàng hoặc kết thúc thời hạn hợp đồng giao hàng, mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa đều do bên mua chịu. 
  • Nếu người vận.chuyển không nhận hàng hoặc người.mua không chỉ định người vận chuyển thì rủi ro thuộc về người mua. 
  • Ký kết và chịu mọi Chi phí hợp đồng vận.chuyển. Nếu trong hợp đồng có điều khoản quy định người bán sẽ ký hợp đồng vận chuyển thì người mua sẽ không chịu trách nhiệm về việc này. 
  • Người mua không bắt buộc phải mua bảo hiểm vận chuyển.
  •  Kiểm tra và xác nhận những bằng chứng giao hàng. Nếu có thỏa thuận trong hợp đồng thì người mua phải hướng dẫn người vận chuyển phát hành chứng từ. 
  • Hỗ trợ thủ tục hải quan xuất khẩu. Thực hiện thủ tục thông quan nhập khẩu 
  • Chỉ định nhà vận chuyển, phương thức giao hàng, thời gian và địa điểm nhận hàng cụ thể.

Ưu điểm và nhược điểm của điều kiện giao hàng FCA

Ưu điểm

  • Bên bán có thể tăng giá bán Hàng hóa để bù đắp các chi phí phát sinh trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. 
  • Để tránh bị người bán định giá quá cao, người mua phải được thông báo về chi phí thực tế của việc vận chuyển và bốc xếp hàng. 
  • Việc thông quan xuất khẩu là trách nhiệm của người xuất khẩu nên người mua không cần lo lắng về việc này. 

Nhược điểm:

  • Người bán có thể phải chịu nhiều rủi ro hơn. 
  • Người mua có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa và chịu rủi ro về hàng sau khi hàng được giao và thông quan. 
  • Người mua phải cung cấp cho người bán địa điểm giao hàng thực tế chính xác. Đồng thời, người mua phải sắp xếp việc vận chuyển lô hàng. 

Những lưu ý khi sử dụng điều kiện FCA incoterms trong thực tế

– Hợp đồng cần làm rõ địa điểm giao hàng theo FCA có phải là cơ sở của người bán hay không ( hay là tại bến cảng). 

– Sử dụng FCA thay cho FAS và FOB khi vận chuyển hàng hóa bằng container hoặc bằng các phương tiện khác ngoài vận tải đường biển. 

– Người bán phải cá biệt hóa hàng của mình trước khi giao hàng hóa.

Review Khóa Học Logistics Ở Đâu Tốt Tại Hà Nội TPHCM

3. Cách tính giá FCA

Công thức tính giá FCA

FCA incoterms

FCA,[Địa điểm giao hàng],Incoterms 2020.

FCA (Cảng XK)=EXW+CP bốc hàng tại xưởng+CP vận chuyển nội địa XK+Lệ phí thông quan+Thuế XK 

FCA (kho người bán)=EXW+CP bốc hàng tại xưởng+Lệ phí thông quan+Thuế XK 

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá FCA

  • Địa điểm giao hàng: Tại kho của người bán hay tại điểm tập kết, cảng bốc( ảnh hưởng đến chi phí bốc xếp hàng hóa lên phương  tiện người chuyên chở và chi phí vận chuyển nội địa)
  • Thuế xuất khẩu của mặt hàng 

Cách tính giá FCA qua ví dụ chi tiết

Cho biết:

+ Giá xuất xưởng (EXW):200$

+ CP bốc hàng tại xưởng:2$

+ CP vận chuyển trong nước XK:8$; NK:10$

+ CP vận chuyển chặng chính (quốc tế):30$

+ CP bốc hàng và dỡ hàng tại cảng bốc,cảng dỡ: 3$ và 4$

+ Lệ phí thông quan XK:3$; NK:5$

+ Thuế XK: 5% giá FCA; Thuế NK: 10% giá CIF

Tính giá FCA?

Đáp án:

FCA ( Cảng XK)=EXW+cp bốc hàng tại xưởng+cp vận chuyển nội địa XK+lệ phí thông quan + thuế XK 

FCA =200 + 2 + 8 + 3 + 5%FCA = 213+ 5%FCA

FOB = 213/(1-0.05) = 224,21

FCA ( kho người bán)=EXW+cp bốc hàng tại xưởng +lệ phí thông quan +thuế XK 

=200+2+3+5%FCA=205+5%FCA

FCA=205/(1-0,05)=215,19$

4. So sánh giữa FCA và các điều kiện giao hàng khác

Điều kiện FCA Incoterms 2020

Sự khác nhau giữa FCA và các điều kiện giao hàng khác

Phân biệt các quy tắc nhóm F

FCA có thể được sử dụng cho bất kỳ phương thức vận tải nào, trong khi FAS và FOB chỉ được sử dụng khi hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa. Điểm khác biệt duy nhất giữa FAS và FOB là nghĩa vụ bốc hàng lên tàu để vận chuyển. FAS có nghĩa là hàng hóa phải được đặt dọc mạn tàu, FOB có nghĩa là hàng hóa phải được đặt trên boong tàu khi giao hàng.

Bảng phân biệt các điều kiện nhóm F theo Nghĩa vụ của Người bán 

Nghĩa vụ của người bán  Bốc hàng tại cơ sở của người bán Vận chuyển nội địa tới điểm tập kết/ cảng bốc Bốc hàng lên tàu tại cảng bốc Tổng thể nghĩa vụ của người bán
FCA cơ sở của người bán X EXW + Bốc hàng + Xuất khẩu
FCA điểm tập kết/cảng bốc X X EXW + Vận chuyển nội địa + Xuất khẩu
FAS X X FCA + Vận chuyển nội địa
FOB X X X FAS + Bốc hàng

Phân biệt  FCA, EXW  và CIF:

  • EXW: Người bán giao hàng trực tiếp cho người mua hoặc đơn vị vận chuyển tại xưởng, kho, nhà máy v.v. của người bán hoặc cơ sở khác.
  • FCA: Người bán giao hàng cho người vận chuyển tại một địa điểm cụ thể, chẳng hạn như cảng, nhà kho hoặc sân bay. 
  • CIF: Người bán chịu trách nhiệm vận chuyển quốc tế. Trong điều  kiện này, địa điểm giao hàng có thể không phải là nội địa của người bán mà là một địa điểm khác như bến tàu, kho ngoại quan hoặc nhà máy của người mua. Nó cũng giống như giao hàng tận nơi. 

Nói cách khác, theo điều kiện giao hàng của FCA, trách nhiệm và rủi ro của người bán khi giao hàng thấp hơn so với các điều khoản khác. Tuy nhiên, FCA vẫn là sự lựa chọn của nhiều công ty nhờ tính linh hoạt, tiện lợi và phù hợp với điều kiện thị trường địa phương.

Lựa chọn điều kiện giao hàng phù hợp nhất cho doanh nghiệp

Thông thường, nhiều người xuất nhập khẩu ở Việt Nam vẫn ưa chuộng các điều kiện FOB, CIF, EXW. Tuy nhiên, theo nhiều nhà có kinh nghiệm, điều kiện FCA còn có những ưu điểm hơn, các doanh nghiệp nhập khẩu phải cân nhắc để tối ưu hóa quá trình giao nhận, vận chuyển hàng hóa. 

So với FOB, FCA có những ưu điểm sau: 

Theo nhiều người, FOB có nhiều hạn chế hơn FCA và ít phù hợp với hàng container vận chuyển bằng đường biển. Điều kiện FOB chỉ nên được sử dụng khi vận chuyển hàng rời bằng đường biển.

Trong khi đó FCA có vẻ phù hợp hơn cho việc vận chuyển container hơn. 

Theo quy định, người mua chịu trách nhiệm cho đến khi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải do người bán cung cấp (có thể tại cơ sở, kho, cảng của người bán, v.v.). Người bán chịu rủi ro và trách nhiệm cho đến khi hoàn tất việc giao hàng cho người vận chuyển. Điều này giúp hạn chế tranh chấp giữa các bên. 

Ưu điểm của FCA so với EXW là: 

Tuy EXW mang lại nhiều lợi ích cho người bán nhưng nó cũng làm tăng trách nhiệm và rủi ro mà người mua phải gánh chịu, khiến người mua khó có thể chủ động khi xảy ra sự cố.

Trong trường hợp này, FCA sẽ linh hoạt hơn và giúp cân bằng giữa trách nhiệm và lợi ích của cả hai bên. Điều này là do người bán hiểu rõ các quy định của địa phương và kinh nghiệm kinh doanh mà họ có được thông qua các mối quan hệ, giúp hàng hóa của họ được thông quan dễ dàng hơn. Đối với người mua, điều này giúp họ được giảm mức phí tương đối và thời gian xử lý nhanh hơn. 

Trên đây là hướng dẫn chi tiết FCA theo Incoterms 2020. Việc hiểu rõ FCA và ứng dụng của nó sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế, từ đó giúp doanh nghiệp tăng  hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu những rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển. 

Để nâng cao nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics các bạn nên tham gia các khóa học xuất nhập khẩu – logistics tại các trung tâm uy tín. Tại đó bạn sẽ được các giảng viên là những người đang làm nghề hướng dẫn chi tiết các tình huống thực tế

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *