Hệ thống swift và swift code là gì?

Hệ thống swift và swift code là gì?

SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication) là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế, được thành lập cách đây hơn 35 năm với 239 ngân hàng trên 15 nước tham gia. Hiện nay, SWIFT đã liên kết hơn 9.000 tổ chức tài chính trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hiện nay, việc phát triển hoạt động thanh toán nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng Trung ương ở các nước trên thế giới do những lợi ích to lớn mà hoạt động này mang lại. Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, Việt Nam cũng không ngừng tìm các biện pháp thúc đẩy hoạt động này. Trong hoạt động thanh toán quốc tế, hầu hết các ngân hàng thương mại ở nước ta đã tham gia vào SWIFT và liên tục được SWIFT củng cố, cập nhật những thay đổi liên quan đến hệ thống thanh toán của các thành viên SWIFT trên thế giới. Đối với các ngân hàng thương mại, thuật ngữ SWIFT – gắn với hoạt động thanh toán quốc tế – được sử dụng rất phổ biến. khóa học xuất nhập khẩu online số 1 việt nam

Contents

Hệ thống SWIFT

1. SWIFT là gì?

SWIFT là một hiệp hội mà thành viên là các ngân hàng và các tổ chức tài chính, mỗi ngân hàng tham gia là một cổ đông của SWIFT.

SWIFT giúp các ngân hàng trên thế giới là thành viên của SWIFT chuyển tiền cho nhau hoặc trao đổi thông tin. Mỗi thành viên được cấp 1 mã giao dịch gọi là SWIFT code.

Các thành viên trao đổi thông tin/chuyển tiền cho nhau dưới dạng các SWIFT message, là các bức điện được chuẩn hóa dưới dạng các trường dữ liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch. SWIFT cung cấp các dịch vụ truyền thông an ninh và phần mềm giao diện cho các ngân hàng và tổ chức tài chính. Để trở thành thành viên của SWIFT, các ngân hàng và tổ chức tài chính phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, bao gồm các văn bản theo yêu cầu của SWIFT và hệ thống kết nối phổ biến nhất.

Phương châm hoạt động của hiệp hội là phục vụ các ngân hàng chứ không phải là lợi nhuận. Tuy nhiên trên thực tế, sự phát triển trong kinh doanh của SWIFT là một con số rất lớn, một bài toán nhỏ để có thể tính được doanh thu 1 ngày của SWIFT trung bình ít nhất là 200 triệu USD (60.000 định chế tài chính tham gia x trung bình 10.000 USD/tháng), giá một bức điện SWIFT trung bình là 0.25USD/điện, giá này tùy thuộc vào lượng điện giao dịch 1 ngày và hệ thống phiên bản ứng dụng SWIFT đang sử dụng.

Do tính chất là điều khiển luồng tiền của cả thế giới nên tính bảo mật của SWIFT rất cao, hacker chưa bao giờ tấn công được vào hệ thống này. học kế toán tổng hợp tại hà nội

Trong hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại, các phương tiện truyền tin chủ yếu được sử dụng gồm: Thư tín, telex và SWIFT. Thư tín là phương tiện truyền tin từ khi mới hình thành nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Đến nay, phương tiện này vẫn còn đang được sử dụng nhưng không phổ biến.

Ở Việt Nam, một số ngân hàng vẫn sử dụng phương tiện này trong những trường hợp đặc biệt như: không sử dụng Telex hoặc chưa được phép tham gia hệ thống SWIFT. Telex là phương tiện công cộng nên bản thân nó không an toàn, chưa có một chuẩn chung cho các giao dịch thanh toán quốc tế.

Hiện nay các ngân hàng ít sử dụng phương tiện này trong thanh toán quốc tế mà chỉ sử dụng như 1 phương tiện thay thế trong trường hợp trục trặc về đường truyền cáp quang. Trong khi đó, truyền thông tin qua SWIFT rất hiệu quả, hầu như khắc phục được những nhược điểm của hai phương tiện truyền thông trên. Đây là phương tiện đang được sử dụng phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Phương tiện này không những áp dụng cho TTQT mà còn cho thanh toán trong nước: 1 số mẫu điện thanh toán như MT103, MT202…  học chứng chỉ kế toán trưởng

Hệ thống Swift và Swift code là gì

2. Ưu điểm của SWIFT

Các ngân hàng trên thế giới đều sử dụng hệ thống SWIFT do những ưu điểm vượt trội của của nó:

  • Đây là một mạng truyền thông chỉ sử dụng trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính nên tính bảo mật cao và an toàn.
  • Tốc độ truyền thông tin nhanh cho phép có thể xử lý được số lượng lớn giao dịch.
  • Chi phí cho một điện giao dịch thấp so với Thư tín và Telex vốn là phương tiện truyền thông truyền thống.
  • Sử dụng SWIFT sẽ tuân theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới. Đây là điểm
    chung của bất cứ ngân hàng nào tham gia SWIFT có thể hòa đồng vào với cộng đồng ngân hàng
    trên thế giới. lớp học nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Tuy SWIFT là một trong các phương tiện truyền tin thanh toán quốc tế chính nhưng không phải là phương tiện duy nhất mà vẫn phải sử dụng các phương tiện truyền tin khác. Trong trường hợp chuyển bộ chứng từ thanh toán quốc tế tới ngân hàng ở Myanma vẫn phải sử dụng thư tín mà không thể dùng SWIFT để chuyển được do ngân hàng đó chưa tham gia vào hệ thống SWIFT. Hoặc khi chuyển một bức điện tới ngân hàng ở đó cũng vậy, người ta vẫn phải sử dụng phương tiện truyền tin bằng thư tín.

3. Địa chỉ SWIFT

Mỗi ngân hàng tham gia vào SWIFT đều được xác định bởi một địa chỉ BIC (Bank Identifier Code – BIC) cụ thể. Thông qua địa chỉ này, các ngân hàng có thể trao đổi nghiệp vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác do SWIFT cung cấp. Địa chỉ BIC có hai loại, loại 8 ký tự dùng cho các ngân hàng độc lập và loại 11 ký tự dùng cho các chi nhánh. Ngoài ra không có loại nào khác.

Kết cấu của địa chỉ SWIFT gồm hai loại:

– Loại 8 ký tự:

XXXX             XX               XX

Bank         Country         area

Code          Code           Code

Ví dụ: Địa chỉ BIC của Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình, Trụ sở chính, Hà Nội.

ABBK            VN              VX

Code            Code           Code

NH. An Bình     Việt Nam      Hà nội

– Loại 11 ký tự: Là địa chỉ SWIFT thường được dành cho các chi nhánh giống như loại 8 ký tự nhưng có thêm ba ký tự phía sau để phân biệt chi nhánh.

XXXX          XX         XX         XXX

Bank     Country     Area      Branch

Code       Code      Code       Code

4. Cách phân chia Mẫu điện SWIFT

Tất cả các mẫu điện được phân chia thành 9 nhóm điện, mỗi nhóm điện được sử dụng cho một phương thức thanh toán quốc tế hoặc một loại giao dịch ngân hàng quốc tế khóa học quản trị nhân sự online

  • Nhóm 1: Sử dụng cho chuyển tiền phục vụ khách hàng
  • Nhóm 2: Sử dụng cho chuyển tiền cho các tổ chức tài chính
  • Nhóm 3: Sử dụng cho mua bán ngoại tệ
  • Nhóm 4: Sử dụng trong phương pháp nhờ thu
  • Nhóm 5: Sử dụng cho các giao dịch về chứng khoán
  • Nhóm 6: Sử dụng cho các giao dịch về quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ
  • Nhóm 7: Sử dụng cho Thư tín dụng và Bảo lãnh
  • Nhóm 8: Sử dụng cho Séc du lịch
  • Nhóm 9: Sử dụng cho điện tự do và trao đổi Test key

Trong mỗi nhóm điện lại bao gồm nhiều mẫu điện sử dụng cho từng trường hợp khác nhau.

Ví dụ ở nhóm 7:

  • 700 và 701: Phát hành L/C
  • 707: Tu chỉnh L/C
  • 799: Khác

Ví dụ ở nhóm 9:

  • 900: Xác nhận ghi nợ. Loại điện này được gửi bởi tổ chức giữ tài khoản cho người mở tài khoản nhằm thông báo tình trạng ghi nợ trên tài khoản và sẽ xác nhận lại trên sổ phụ
  • 910: Xác nhận ghi có (tương tự)
  • 940: Sổ phụ chi tiết
  • 960, 961, 962, 963: Trao đổi mã khóa
  • 999: Điện tự do

5. Cấu trúc của một Mẫu điện SWIFT

Mỗi một bức điện SWIFT gồm 3 phần:

  • Phần đầu điện: phần này bao gồm các thông tin về Loại điện giao dịch; Ngân hàng gửi và ngân hàng nhận điện; Giờ gửi và giờ nhận điện; Xác nhận tình trạng điện; Tham chiếu điện gửi và điện nhận.
  • Phần nội dung điện (Text): đây là phần chứa đựng nội dung giao dịch, bao gồm các trường với các khuôn định dạng và các tiêu chuẩn được quy định bởi tổ chức SWIFT.
  • Phần kiểm tra khóa SWIFT: phần này chỉ ra kết quả kiểm tra mã SWIFT tại Sở giao dịch và ngân hàng đại lý.

6. Trở thành thành viên của SWIFT

Để trở thành thành viên của SWIFT, các ngân hàng và tổ chức tài chính phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, bao gồm cả các văn bản theo yêu cầu của SWIFT.

Bước 1: Thành viên SWIFT gồm ba (03) nhóm tổ chức chính:

Nhóm 1: Các tổ chức tài chính có sự kiểm soát (SFI), bao gồm hai loại hình:

1. Tổ chức cam kết hoạt động và có các dịch vụ trong lĩnh vực thanh toán, chứng khoán, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm hoặc đầu tư. Các tổ chức này phải có hai tiêu chí sau:

a) được cấp phép

    • (i) hoặc được ủy quyền
    • (ii) hoặc được đăng ký bởi cơ quan quản lý thị trường tài chính theo quy định BMR 199 (như NHNN, …) (Financial Market Regulator);

b) được kiểm soát bởi cơ quan quản lý thị trường tài chính;

2. Tổ chức quốc tế, siêu quốc gia, liên kết giữa các chính phủ hoặc thuộc chính phủ có các dịch vụ và hoạt động chính trong lĩnh vực thanh toán, chứng khoán, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và đầu tư (bao gồm cả các ngân hàng trung ương).

Nhóm 2: Các tổ chức hoạt động trong ngành tài chính không có sự kiểm soát của cơ quan quản lý thị trường tài chính, bao gồm hai loại hình sau:

1) Tổ chức thực hiện các dịch vụ và hoạt động chính trong lĩnh vực thanh toán, chứng khoán, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm hoặc đầu tư cho Tổ chức tài chính có kiểm soát của cơ quan quản lý tài chính (SFI) và/hoặc cho bên thứ ba không liên quan đến tổ chức không có kiểm soát này;

2) Tổ chức hoạt động với mục đích chính là cung cấp dịch vụ cho Tổ chức tài chính có kiểm soát của cơ quan quản lý thị trường tài chính (SFI) và/hoặc bên thứ ba không liên quan đến tổ chức không có sự kiểm soát. Các dịch vụ của tổ chức này bao gồm:

  • (i) dịch vụ hỗ trợ giao dịch tài chính thông qua các phương tiện thông tin và xử lý thông tin;
  • (ii) dịch vụ yêu cầu gửi điện giao dịch dưới tên của tổ chức tài chính không kiểm soát (NSE);

Hai loại hình tổ chức trên sẽ

  • (i) không bị kiểm soát bởi cơ quan quản lý thị trường tài chính;
  • (ii) là tổ chức thành lập hợp pháp, có tổ chức hợp lý, đầy đủ và quy củ ;
  • (iii) có tình hình tài chính lành mạnh và hoạt động theo đúng các quy định và luật ban hành; và
  • (iv) phải được kiểm toán định kỳ phù hợp với tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế và phải được một công ty kiểm toán độc lập thực hiện.

Nhóm 3: Doanh nghiệp và các tổ chức khác

Nhóm này bao gồm: Doanh nghiệp, Cơ quan quản lý thị trường tài chính, Tổ chức tham gia hệ thống thanh toán, Công ty cung cấp dữ liệu thị trường chứng khoán, Công ty tham gia hệ thống giao dịch chứng khoán, …

Bước 2: Trước khi gia nhập và đặt hàng, các tổ chức phải:

  • Chuẩn bị bản sao công chứng giấy phép hoạt động, hoặc giấy chứng nhận hợp nhất được
    dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
  • Lên danh sách chữ ký người có quyền sử dụng SWIFT
  • Tham khảo ngày bắt đầu gia nhập và ngày bắt đầu đi vào hoạt động. Ngày bắt đầu gia nhập SWIFT không bao gồm thời gian mà Nhóm thành viên quốc gia (National Membership Group) của SWIFT kiểm tra và xác minh tính xác thực các tiêu chí mà tổ chức nộp đơn gia nhập gửi đến cũng như thời gian gửi các thông tin này lên Ban Quản lý Thành viên SWIFT. (Một ngân hàng có khi phải mất thời gian dài để được gia nhập SWIFT)

Thời gian được tính khi Ban Quản lý thành viên SWIFT trình bày kết quả đã được xác minh và kiểm tra lên Ban Giám đốc SWIFT để Ban Giám đốc cho kết luận cuối cùng. Quy trình này có thể mất một vài tuần. Có thể lấy một ví dụ đơn giản như sau:

Ngày bắt đầu gia nhập SWIFT Thời hạn
Ngày được gia nhập Đặt hàng Lắp đặt Vận hành Ngày chính thức hoạt động
18-07-09 25-07-09 10-10-09 23-10-09 07-11-09

Bước 3: Chọn sản phẩm kết nối

Đối với những tổ chức có khối lượng giao dịch nhỏ hơn 1.000 điện tín hoặc hồ sơ/1 ngày, sẽ có ba mô hình kết nối và sản phẩm kết nối phổ biến, như sau:

Cơ sở hạ tầng độc lập Chia sẻ cơ sở hạ tầng Liên kết đường truyền
Mô tả Với mô hình hình kết nối này, tổ chức sử dụng có thể triển khai phần mềm truyền thông an ninh(điện tín), và kết nối hệ thống trong tổ chức của mình. Tổ chức sử dụng có thể tự quản lý được các cấu phần hoạt động. Mô hình và sản phẩm này đem lại sự linh hoạt, sự kiểm soát và thống nhất tối đa cho tổ chức. Tổ chức có thể outsource các hoạt động SWIFT cho bên thứ ba là một tổ chức cung cấp dịch vụ, gọi là Service bureau.

Đây là dịch vụ bạn có thể outsource các hoạt động hàng ngày trên hệ thống kết nối SWIFT với bên thứ ba. Sau đó dịch vụ sẽ thực hiện kết nối đến hệ thống SWIFTNet và hệ thống này có thể kết nối giao diện SWIFT thay mặt tổ chức của bạn.

Nếu lựa chọn và sử dụng dịch vụ này (service bureau), tổ chức sử dụng sẽ phải chịu mọi trách nhiệm và chấp nhận chịu trách nhiệm với các điện tín được nhận hoặc gửi đi như thể bạn đã gửi hoặc nhận các điện tín này một cách trực tiếp.

Đơn giản là tổ chức sẽ sử dụng hệ thống kết nối trên Internet hiện có và trình duyệt để kết nối đến SWIFT.
Hệ thống kết nối Broadband Internet (VPN secured) Thông qua bên thứ ba Shared Internet (SSL secured)
Khối lượng  giao dịch Dưới 1.000 điện tín/files mỗi ngày Dưới 1.000 điện tín/files mỗi ngày Dưới 200 điện tín/files mỗi ngày
Thời gian thực hiện 8-12 tuần 2 – 4 tuần 1 tuần
Chi phí  Trung bình – cao Trung bình Thấp
Sản phẩm
  • Alliance Entry Kit
  • Alliance Access Kit
  • Alliance Essentials Kit
  • Alliance Lite
Đặt hàng
  • Alliance Entry Kit
  • Alliance Access Kit
  • Alliance Essentials Kit
  • Alliance Lite

Đối chiếu với các điều kiện trở thành hội viên của SWIFT, VDB hoàn toàn có thể gia nhập vào hoạt động của tổ chức này. Hiện nay VDB chưa triển khai hoạt động TTQT, nhưng trong hoạt động thanh toán trong nước, cán bộ thanh toán của VDB đã được làm quen và sử dụng khá thành thạo một số mẫu điện theo chuẩn SWIFT như: 103,190,195,196,199. Đây cũng là một trong những tiền đề quan trọng, và cũng là điều kiện thuận lợi cho VDB tham gia SWIFT phục vụ việc triển khai TTQT trong thời gian tới.

Tóm lại, thực tế đã chứng minh tham gia hệ thống SWIFT đem lại lợi ích to lớn đối với hoạt động TTQT nói riêng và hoạt động thanh toán nói chung của mỗi ngân hàng. VDB cũng cần nghiên cứu xem xét việc gia nhập SWIFT với một lộ trình phù hợp./.

Bạn có thể DOWNLOAD tài liệu về Hệ thống swift và swift code

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *