Thông tư 02/2021/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong UKVFTA

Thông tư 02/2021/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong UKVFTA

Ngày 11 tháng 6 năm 2021, Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 02/2021/TT-BCT quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA).

Theo đó, ngày 11 tháng 12 năm 2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương mại quốc tế Elizabeth Truss đã ký Biên bản kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) tạo cơ sở để 2 nước tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để ký kết chính thức.

>>>>>>> Xem thêm: Các trường hợp hủy tờ khai hải quan theo thông tư 39/2018/TT-BTC

Vào 21h ngày 29 tháng 12 năm 2020, theo giờ Việt Nam, Hiệp định UKVFTA đã được đại diện ủy quyền (đại sứ) của Chính phủ hai nước chính thức ký kết tại Luân Đôn, Vương quốc Anh.

Thông tư số 02/2021/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong UKVFTA

Thông tư 02/2021/TT-BCT gồm có 5 Chương, 40 Điều, trong đó quy định hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy tại một Nước thành viên trong các trường hợp sau: Khoáng sản khai thác từ lòng đất hoặc đáy biển của Nước thành viên; Cây trồng và sản phẩm cây trồng được trồng và thu hoạch hoặc thu lượm tại Nước thành viên; Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Nước thành viên; Sản phẩm thu được từ săn bắt hoặc đánh bắt tại Nước thành viên;…

Thông tư 02/2021/TT-BCT bao gồm 5 chương, 40 điều và 8 Phụ lục kèm theo, cụ thể:

– Chương I. Quy định chung

– Chương II. Các xác định xuất xứ hàng hóa

– Chương III. Chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa

– Chương IV. Điều khoản đặc biệt

– Chương V. Điều khoản thi hành

Thông tư số 02/2021/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong UKVFTA

>>>>>>> Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt

Thông tư 02/2021/TT-BCT nêu rõ, để hưởng ưu đãi thuế quan theo UKVFTA, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải được nộp cho cơ quan hải quan Việt Nam trong thời gian 2 năm kể từ thời điểm nhập khẩu. Cơ quan hải quan có thể yêu cầu bản dịch nếu chứng từ chứng nhận xuất xứ không phải bằng tiếng Anh.

Theo Thông tư, cơ chế chứng nhận xuất xứ trong UKVFTA được triển khai như sau:

Đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam:

(1) Với lô hàng có trị giá dưới 6.000 euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ;

(2) Với lô hàng có trị giá trên 6.000 euro, áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp.

Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam:

(1) Với lô hàng có trị giá dưới 6.000 euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ;

(2) Với lô hàng có trị giá trên 6.000 euro, chỉ có nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của UK mới được tự chứng nhận xuất xứ.

Hiệu lực thi hành Thông tư 02/2021/TT-BCT

Thông tư 02/2021/TT-BCT ngày 11 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 7 năm 2021.

Các nội dung hướng dẫn, thống nhất cách hiểu liên quan đến Quy tắc xuất xứ hàng hóa được các Nước thành viên thống nhất luân phiên hoặc thống nhất tại báo cáo các phiên họp thực thi của Ủy ban Hải quan trong khuôn khổ UKVFTA là căn cứ để các cơ quan, tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thực hiện.

Mong rằng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các trường hợp hủy tờ khai hải quan. Nếu bạn có thắc mắc thêm về nghiệp vụ logistics có thể để lại bình luận phía dưới, chúng tôi rất sẵn sàng giải đáp.

>>>>> Bài viết tham khảo: Review trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu Lê Ánh

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *