TPP Là Gì? Nội Dung Chính Của Hiệp Định TPP

TPP Là Gì? Nội Dung Chính Của Hiệp Định TPP

TPP là một trong những hiệp định thương mại thế hệ mới của thế giới, nó có ảnh hưởng lớn đến hơn 40% nền kinh tế thế giới. Hiệp định TPP do bốn quốc gia thành lập vào năm 2005 gồm: Brunei, New Zealand, Singapore, Chile. Nó được tạo ra với mục đích tăng cường thương mại giữa hàng chục quốc gia trên thế giới và với một tiêu chỉ là tăng trưởng kinh tế thông qua thương mại tự do, cởi mở. Vậy TPP là gì? Nội dung chính của hiệp định TPP bao gồm những gì? Các bạn hãy cùng theo dõi dưới bài viết sau đây nhé.

Contents

1. TPP là gì? Tìm hiểu về TPP

TPP (viết tắt của từ Trans- Pacific Partnership Agreement) có nghĩa là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, nó là hiệp định được thoả thuận giữa 12 quốc gia gồm: Brunei, Singapore, Chile, New Zealand, Malaysia, Mexico, Canada, Peru, VietNam, Mỹ, Nhật Bản, Australia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Hiệp định TPP được ký kết vào ngày 4 tháng 2 năm 2016 giữa 12 nước tại Auckland, New Zealand sau 5 năm đàm phán.

Mục tiêu chính, quan trọng nhất mà các thành viên trong TPP hướng tới là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, TPP còn thống nhất nhiều quy tắc, luật lệ chung giữa các nước này về nhiều vấn đề như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động,…

Thông qua các biện pháp giảm (thậm chí là loại bỏ trong một số trường hợp) các hàng rào thuế quan giữa các nước, nhờ thế giúp tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ, và từ đó thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia này.

tpp là gì

2. Lịch sử hình thành Hiệp định TPP

Ban đầu, tên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương là P3-CEP (viết tắt của từ Pacific Three Closer Economic Partnership, do người đứng đầu của 3 nước Chile, Singapore và New Zealand đưa ra thảo luận tại một cuộc họp của các nhà lãnh đạo của APEC diễn ra tại Mexico. Vào ngày 5/4/2005 Brunei tham gia vòng đàm phán. Và kể từ sau vòng đàm phán này thì đổi tên thành TPSEP hoặc P4 nghĩa là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương. Sau đó nhiều quốc gia gia nhập thêm và đủ 12 thành viên.

Trải qua rất nhiều phiên đàm phán ở cấp kỹ thuật và ở cấp Bộ trưởng,vào tháng 10/2015, các nước thành viên TPP đã kết thúc cơ bản toàn bộ các nội dung đàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng tổ chức tại thành phố Atlanta, Hoa Kỳ.

Sau nỗ lực 5 năm đàm phán của các nước với mong muốn hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, thì cuối cùng hiệp định thương mại tự do này đã được ký kết vào ngày 4/2/2016 tại thành phố Auckland (New Zealand).

Mục đích của Hiệp định này là thúc đẩy thương mại tự do giữa tất cả các nước thành viên, cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn nhiều loại thuế, khuyến khích gia tăng tăng trưởng kinh tế giữa và trong mỗi quốc gia.

Ngày 30/1/2017, Tổng thống Donald Trump đắc cử và đã ký sắc lệnh đưa Hoa Kỳ rút khỏi TPP.

12 nước thành viên tpp

Ngày 11/11/2017 tại Đà Nẵng, các nước thành viên đã thống nhất chung đổi tên hiệp định TPP thành CPTPP (viết tắt của từ tiếng Anh Comprehensive and Progressive Agreement for Trans- Pacific Partnership) nghĩa là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Ngày 8/3/2018 Hiệp định CPTPP đã chính thức được ký kết tại thành phố Santiago, Chile với sự có mặt đầy đủ của 11 nước thành viên.

3. Khi nào TPP có hiệu lực

Theo các quy định tại văn kiện Hiệp định thì TPP sẽ chính thức có hiệu lực theo một trong các cách sau:

– Cách thứ nhất: TPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày mà tất cả các nước thành viên TPP thông báo cho NewZealand (nước có vai trò Cơ quan Lưu chiếu của Hiệp định) về việc đã hoàn tất các thủ tục pháp lý nội bộ của mình.

– Cách thứ hai: Nếu trong vòng 2 năm kể từ ngày TPP được ký kết Hiệp định chưa thể có hiệu lực theo cách thứ nhất, nhưng có ít nhất 6 nước thành viên chiếm ít nhất 95% tổng GDP của khu vực (tính theo số liệu năm 2013, tức là ít nhất phải bao gồm Mỹ và Nhật) thông báo đã hoàn tất các thủ tục pháp lý nội bộ, thì Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn 2 năm đó.

– Cách thứ ba: Nếu cả hai cách trên đều không được, vậy thì Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm có ít nhất 6 nước thành viên chiếm ít nhất 85% tổng GDP của khu vực thông báo hoàn tất thủ tục pháp lý nội bộ.

4. 12 nước thành viên TPP

Hiện tại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương bao gồm 12 thành viên ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Brunei, Malaysia, Việt Nam, Singapore.

Trong đó Chile, Singapore, Brunei, New Zealand là 4 nước chủ chốt quan trọng, thành lập nên Hiệp định này.

5. Nội dung chính của TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương có 5 nội dung chính quan trọng như sau:

– TPP tiếp cận thị trường một cách toàn diện: Đối với tất cả thương mại hàng hóa và dịch vụ TPP cho cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan. Còn đối với các lĩnh vực về thương mại trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ thì TPP cho điều chỉnh lại toàn bộ. Ngoài ra còn đầu tư nhằm tạo cơ hội và lợi ích mới cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng của tất cả các nước thành viên.

– TPP tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết: TPP đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng, cũng như tạo điều kiện cho thương mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu về tạo việc làm, nâng cao mức sống, rồi tăng cường thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và bên cạnh đó còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng như việc mở cửa thị trường trong nước.

– TPP giải quyết các thách thức mới đối với thương mại: Thông qua việc giải quyết các vấn đề mới, gồm việc phát triển nền kinh tế số và vai trò ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà Nước trong nền kinh tế toàn cầu, TPP đã giúp thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh.

– TPP bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại mới: Để đảm bảo các nền kinh tế ở các mức độ phát triển khác nhau và các doanh nghiệp có quy mô khác nhau đều có thể đạt được lợi ích từ thương mại, TPP đã đưa các yếu tố mới. Nó bao gồm các cam kết giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hiểu được Hiệp định, từ đó nắm bắt được cơ hội và cũng bắt buộc chính quyền các nước tham gia hiệp định TPP phải chú ý đến những thách thức đặc thù của mình.

TPP còn bao gồm những cam kết cụ thể về phát triển và xây dựng năng lực thương mại để đảm bảo rằng tất cả các bên có thể tuân thủ cam kết trong Hiệp định và tận dụng được lợi ích của nó.

– TPP là nền tảng hội nhập khu vực: Nó được định hình như một nền tảng cho sự hội nhập kinh tế khu vực và cả những nền kinh tế khác ở trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

6. Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập TPP

Tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển đáng kể về kinh tế, tài chính, thương mại như:

– Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường mặt hàng nông sản

– Việt Nam được hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới

– TPP giúp Việt Nam tạo xung lực đẩy nhanh cổ phần hóa các DNNN.

– Hơn hết, TPP giúp thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài

Trên đây là tất cả những thông tin về “TPP và nội dung chính của Hiệp định TPP” mà Tài liệu Logistics muốn cung cấp cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi, chúc bạn thành công trong học tập, công việc và cuộc sống.

Xem thêm:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *