Chú giải HS code trong Biểu thuế xuất nhập khẩu

Chú giải HS code trong Biểu thuế xuất nhập khẩu

Chú giải HS code trong Biểu thuế xuất nhập khẩu – giúp bạn tra biểu thuế dễ dàng nhất. Nếu chỉ tra mã HS code trong biểu thuế, bạn sẽ bị loạn với các thông tin trên biểu thuế bởi chúng khá phức tạp. Do đó, nếu bạn không quen tra biểu thuế thì tốt nhất bạn cần một bảng chú giải HS code trong biểu thuế này.

Vậy một bảng chú giải về các chương mục, mặt hàng trong biểu thuế xuất nhập khẩu cực kì cần thiết với những ai đang làm nghề xuất nhập khẩu – logistics. Bạn có thể tham khảo kĩ hơn và Download chú giải HS code trong biểu thuế để dùng khi cần.

Tầm quan trọng của việc đọc chú giải trong biểu thuế xuất nhập khẩu

Cùng với Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, các Quy tắc tổng quát và các Biểu thuế xuất nhập khẩu, Chú giải HS code tài liệu hết sức quan trọng trong công tác phân loại hàng hóa và rất cần thiết không chỉ đối với công chức hải quan mà còn đối với cả cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Qua tìm hiểu thì hiện nay một bộ tài liệu Chú giải HS bản in dày trên 2.000 trang có giá bán lên đến vài triệu đồng, trong khi đó các tài liệu chia sẻ trên internet chỉ là những file scan rời rạc, thiếu tính hệ thống và rất khó tra cứu.

Do vậy, việc có 1 bản chủ giải là rất cần thiết với những ai thường xuyên phải tra cứu mã HS code.

Nội dung chú giải HS code trong biểu thuế xuất nhập khẩu

Nếu như biểu thuế chỉ thể hiện tên sản phẩm theo các chương, mục thì chú giải HS code giải thích rõ về đặc tính, công dụng, thành phần,cấu tạo… về mặt hàng áp mã HS đó. Do vậy, doanh nghiệp có thể biết mã đó có phù hợp với mặt hàng hay không. khóa học nghiệp vụ logistics

Dưới đây là một số thông tin bạn có thể tìm hiểu một cách dễ dàng trong bảng chú giải HS Code.

PHẦN I: ĐỘNG VẬT SỐNG; CÁC SẢN PHẨM TỪ ĐỘNG VẬT

Chú giải.

  1. Trong phần này, khi đề cập đến một giống hoặc một loài động vật, trừ khi có yêu cầu khác, cần phải kể đến cả giống hoặc loài động vật đó còn non.
  1. Trừ khi có yêu cầu khác, trong toàn bộ Danh mục này bất cứ đề cập nào liên quan đến các sản phẩm “được làm khô” cũng bao gồm các sản phẩm được khử nước, làm bay hơi hoặc làm khô bằng đông lạnh.

Chương 1: Động vật sống

Chú giải.

  1. Chương này bao gồm tất cả các loại động vật sống trừ:

(a) Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống khác, thuộc nhóm 03.01, 03.06, 03.07 hoặc 03.08;

(b) Vi sinh vật nuôi cấy và các sản phẩm khác thuộc nhóm 30.02; và

(c) Động vật thuộc nhóm 95.08. học nguyên lý kế toán

TỔNG QUÁT

Chương này bao gồm tất cả các loại sinh vật sống (dùng làm thực phẩm hoặc có các mục đích khác) trừ:

(1) Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác.

(2) Vi sinh vật nuôi cấy và các sản phẩm khác thuộc nhóm 30.02.

(3) Bầy thú thuộc rạp xiếc, bầy thú hoặc động vật làm trò lưu động tương tự khác (nhóm 95.08).

Động vật chết trên đường vận chuyển được phân loại vào các nhóm từ 02.01 đến 02.05, 02.07 hoặc 02.08 nếu chúng là những động vật ăn được thích hợp dùng làm thức ăn cho người. Trong những trường hợp khác, chúng được phân loại vào nhóm 05.11. 01.01 – Ngựa, lừa, la sống (+).

 – Ngựa:

0101.21 – – Loại thuần chủng để nhân giống

0101.29 – – Loại khác

0101.30 – Lừa

0101.90 – Loại khác

Nhóm này gồm các loại ngựa (ngựa cái, ngựa đực, ngựa thiến, ngựa con và ngựa nhỏ (pony)), lừa, la, nuôi hoặc hoang.

Con la (mule) là con lai giữa lừa đực và ngựa cái. Con la (hinny) là con lai giữa ngựa đực và lừa cái.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *