Thanh Toán Quốc Tế Là Gì? Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Thanh Toán Quốc Tế Là Gì? Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Khi tiến hành các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, nhà xuất khẩu và nhập khẩu sẽ phải tiến hành các thủ tục làm thanh toán quốc tế. Vậy thanh toán quốc tế là gì? các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến được đa số doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng là phương thức nào?

>>>>> Xem thêm: Khóa học thanh toán quốc tế chuyên sâu

Contents

1.Phương thức thanh toán quốc tế là gì?

Thanh toán quốc tế đã ra đời từ rất lâu, nhưng nó mới chỉ phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 20 khi mà khối lượng mua bán, đầu tư quốc tế và chuyển tiền quốc tế ngày càng gia tăng, tù đó làm cho khối lượng các giao dịch thanh toán qua ngân hàng cũng tăng theo.
Có nhiều quan điểm, nhiều định nghĩa khác nhau về thanh toán quốc tế
Theo từ điển bách khoa tòa thư, thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán hàng thuộc lĩnh vực ngoại thương, tuy nhiên cũng có trường hợp đặc biệt không cần thông qua ngân hàng là thanh toán quốc tế qua tiền mã hóa (ví dụ: Bitcoin, Ethereum). Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay là:

Phương thức thanh toán quốc tế là cách thức người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu trong hoạt động thương mại quốc tế.
Có nhiều phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế như: phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền (T/T), thanh toán nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ (L/C). Trong đó thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ đang được sử dụng nhiều nhất (chiếm tới 70%) các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế.
Mỗi phương thức thanh toán đều tồn tại nhiều rủi ro và cũng có những ưu điểm nhất định. Vì vậy doanh nghiệp cần nắm rõ bản chất của các phương thức thanh toán này và lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.

2.Các phương thức thanh toán quốc tế

2.1.Thanh toán điện chuyển tiền T/T

T/T là phương thức thanh toán quốc tế theo đó nhà nhập khẩu sẽ ra ngân hàng làm hồ sơ chuyển tiền cho nhà xuất khẩu. Chỉ sau 1-2 ngày nhà xuất khẩu có thể nhận được tiền thanh toán.
Có 4 bên là nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, ngân hàng bên xuất và ngân hàng bên nhập.
có 2 loại thanh toán T/T
T/T trả sau
Trong thực tế, người ta có thể thực hiện chuyển tiền theo một trong hai hình thức: chuyển tiền trả sau và chuyển tiền trả trước. Chuyển tiền trả sau là hình thức chuyển tiền trả cho người xuất khẩu sau khi nhận hàng.
Trong quy trình thực hiện chuyển tiền, vì lý do gì đó có thể khiến người nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền gởi cho ngân hàng thì người xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền thanh toán mặc dù hàng hóa đã được chuyển đi và người nhập khẩu đã có thể nhận được và sử dụng hàng hóa. Trong trường hợp này, người xuất khẩu bị thiệt hại, trong khi ngân hàng không có nhiệm vụ và cách thức gì để đôn đốc người nhập khẩu nhanh chóng chuyển tiền chi trả nhằm đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu.
T/T trả trước
Là hình thức chuyển tiền tương tự như chuyển tiền trả sau chỉ khác ở chỗ người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền và do đó, người xuất khẩu nhận được tiền trước khi giao hàng.
Với hình thức chuyển tiền này người xuất khẩu đã nhận được tiền trước khi giao hàng nên không sợ bị thiệt hại do chậm trả hay bị người nhập khẩu chiếm dụng hàng hóa. Tuy nhiên, hình thức này lại bất lợi cho người nhập khẩu vì người nhập khẩu đã chuyển tiền đi thanh toán rồi nhưng chưa nhận được hàng và đang trong và đang trong tình trạng chờ người xuất khẩu giao hàng. Nếu vì lý do gì khiến người xuất khẩu chậm trễ giao hàng, người nhập khẩu sẽ bị thiệt do nhận hàng trễ

2.2.Phương thức nhờ thu (Collection of payment)

Để khắc phục những yếu điểm của phương thức chuyển tiền trả sau, phương thức nhờ thu điển hình là phương thức nhờ thu hối phiếu kèm theo chứng từ ra đời nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu.
Người xuất khẩu sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hóa cho người nhập khẩu thì ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
Các thành phần chủ yếu tham gia phương thức thanh toán này như sau:
Người xuất khẩu – người ủy thác thu: Principal
Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu – ngân hàng được ủy thác thu: Remitting bank.
Ngân hàng đại lý của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (là ngân hàng quốc gia của người nhập khẩu): Collecting bank
Người nhập khẩu hoặc do người nhập khẩu chỉ định: Drawee
Phương thức nhờ thu được phân ra làm hai loại:
Nhờ thu trơn – clean collection: là nhờ thu chứng từ tài chính không kèm chứng từ thương mại.
Nhờ thu chứng từ – documentary collection là:
Chứng từ tài chính kèm chứng từ thương mại
Chứng từ thương mại không kèm chứng từ tài chính.
Quy trình Nhờ thu trơn
1.Người XK giao hàng/cung ứng dịch vụ và gửi chứng từ cho người NK.
2.Ký phát hối phiếu và viết chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền từ người NK nước ngoài.
3.Ngân hàng chuyển hối phiếu và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng đại lý ở nước người NK thu hộ.
4.Ngân hàng thu hộ xuất trình hối phiếu theo đúng chỉ thị nhờ thu cho người trả tiền.
5.Người trả tiền tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu.
6.Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng chuyển.
7.Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho người xuất khẩu
Quy trình Nhờ thu chứng từ
1.Người XK giao hàng cho người NK.
2.Lập chứng từ thương mại có hoặc không kèm theo hối phiếu và viết chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền từ người nhập khẩu nước ngoài.
3.Ngân hàng chuyển bộ chứng từ và chỉ thị nhờ thu cho nhân hàng đại lý ở nước người nhập khẩu thu hộ.
4.Ngân hàng thu hộ xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu cho người nhập khẩu.
5.Người nhập khẩu tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả hối phiếu để nhận chứng từ đi nhận hàng.
6.Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng chuyển (nếu được yêu cầu, ngân hàng thu hộ có thể giữ lại hối phiếu đã được chấp nhận, chờ đến hạn thanh toán sẽ thu tiền rồi chuyển trả tiền).
7.Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho người xuất khẩu.
So với nhờ thu trơn, nhờ thu chứng từ đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu hơn, vì ngân hàng trong phương thức này đã thay người xuất khẩu khống chế chứng từ hàng hóa, người nhập khẩu phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền mới được nhận bộ chứng từ để nhận hàng. Tuy nhiên, việc thu tiền của người xuất khẩu vẫn chưa chắc chắn vì:
Với điều kiện nhờ thu trả tiền giao chứng từ – documents against payment (D/P): tuy vẫn còn giữ quyền kiểm soát hàng hóa sau khi giao hàng nhưng nếu người nhập khẩu không nhận hàng và không trả tiền, người xuất khẩu phải tốn thêm thời gian và tiền bạc để thu hồi vốn và giải tuyết lô hàng đã gửi.
Với điều kiện nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ – documents against acceptance (D/A): người xuất khẩu mất quyền kiểm soát hàng sau khi hối phiếu được chấp nhận, việc thu tiền lúc này hoàn toàn tùy thuộc vào thiện chí của người nhập khẩu.
Trong trường hợp hàng được gửi bằng đường hàng không hoặc phương tiện vận tải khác, vận đơn hàng không hoặc các chứng từ tương tụ không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa, do đó hàng hóa có thể được chuyển giao cho người nhập khẩu trong khi việc thanh toán hoặc chấp nhận chưa được thực hiện.

3.Thanh toán L/C

L/C là một văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu của một khách hàng (người nhập khẩu) cam kết trả tiền cho người thụ hưởng (người xuất khẩu) khi người này xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ. Do đó L/C này được gọi là L/C thương mại hay L/C chứng từ. L/C thương mại được hình thành trên cơ sở hợp đồng nhưng lại độc lập hoàn toàn với hợp đồng.
Thông tin chi tiết về phương thức thanh toán L/C bạn có thể tham khảo tại bài viết: Thanh toán thư tín dụng chứng từ L/C

Mong rằng bài viết của Tài liệu logistics đã giúp ích cho bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn nghiệp vụ logistics hoặc tham khảo nơi học logistics, bạn có thể tìm đọc các bài viết dưới đây của chúng tôi.

Xem thêm: 

Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt tại tphcm

Vận Đơn Là Gì? Có Các Loại Vận Đơn Nào?

 

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *